Giúp đơn vị Xã lập dự toán chi thường xuyên để gửi cho Phòng Tài chính.
Các bước thực hiện:
Xem hướng dẫn tại đây
1. Vào menu Lập dự toán\Dự toán nhu cầu.
2. Tại phần Chi thường xuyên, nhấn Lập dự toán.
3. Nếu cấp trên đã ban hành mẫu dự toán nhưng chưa đồng bộ, nhấn Đồng bộ mẫu để đồng bộ nhanh mẫu ban hành.
– Lựa chọn phương thức đồng bộ:
- Cập nhật: Nếu muốn bổ sung các nội dung mới và giữ lại các thông tin dự toán đã lập.
- Ghi đè: Nếu muốn mẫu dự toán sẽ được thay thế bằng mẫu mới đồng bộ và loại bỏ hoàn toàn các số liệu đã lập trước đó.
– Nhấn Đồng ý để xác nhận đồng bộ mẫu.
4. Nếu cần bổ sung thêm nhiệm vụ để lập dự toán thì làm như sau:
- Chọn biểu tượng ⋯, nhấn Thêm lĩnh vực.
- Tích chọn lĩnh vực cần thêm. Nhấn Đồng ý.
- Nhấn vào dấu + tại các Lĩnh vực để thêm lần lượt bộ Chương – Khoản – Nguồn.
- Tiếp tục nhấn vào dấu + tại thông tin Nguồn để thêm Tiêu chí thống kê/Nhiệm vụ cần lập dự toán.
Trường hợp 1: Lập dự toán theo mẫu cấp trên ban hành
1. Nhấn Sửa tại nội dung chi cần lập dự toán (màu xanh).
2. Đối với các nhiệm vụ có gắn thuyết minh chi tiết thì anh/chị nên nhập liệu tại tab Thuyết minh trước.
- Nhập số liệu trực tiếp vào bảng thuyết minh mà cấp trên đã thiết lập sẵn.
- Hoặc nếu có tệp thuyết minh ở bên ngoài như Word, Excel, PDF,... thì chọn Đính kèm và tải lên tệp từ máy tính.
- Hệ thống sẽ tự động tính số dự toán theo công thức thiết lập sẵn đồng thời cập nhật Số dự toán sang ô Số cân đối tại tab Chi tiết dự toán.
3. Đối với các nhiệm vụ không gắn thuyết minh chi tiết, anh/chị có thể tự lập bảng thuyết minh theo nhu cầu.
- Sau khi lập thuyết minh xong, để chọn ô lấy lên Số dự toán, nhấn Chọn ô lấy dữ liệu.
- Hệ thống sẽ tự động cập nhật Số dự toán của ô vừa chọn sang Số cân đối tại tab Chi tiết dự toán.
4. Trường hợp nội dung này thực hiện tiết kiệm theo quy định thì tích chọn vào ô Tiết kiệm chi, hệ thống mặc định Tỷ lệ tiết kiệm là 10% và có thể sửa lại nếu muốn => Hệ thống tự động tính Số tiền tiết kiệm = Tỷ lệ tiết kiệm * Số dự toán.
5. Nhấn Lưu.
Trường hợp 2: Lập dự toán theo nhiệm vụ
Trường hợp cần lập dự toán cho 1 nhiệm vụ nhưng phát sinh ở nhiều bộ Nguồn – Chương – Loại khoản,… khác nhau thì anh/chị nên lập dự toán theo nhiệm vụ để dễ theo dõi.
(Tính năng đang phát triển)